Trẻ mắc chứng tự kỷ sử dụng một phần khác biệt của não để giải quyết vấn đề, đó là lý do chúng thường giỏi toán hơn trẻ khác.
Trẻ em tự kỷ thường gặp khó khăn khi tương tác với xã hội và các phương tiện truyền thông, tuy nhiên chúng có nhiều khả năng trở thành nhà bác học, và thể hiện khả năng phi thường ở một lĩnh vực như âm nhạc, nghệ thuật, toán học.
Không phải ai có chứng tự kỷ đều trở thành nhà toán học, nhưng theo một nghiên cứu mới thì trẻ mắc bệnh này có kỹ năng học toán cao hơn mức trung bình, cách thức tổ chức não bộ của họ hơi khác so với các đứa trẻ khác, Popsci đưa tin.
Ảnh minh họa: Wikimedia Commons
Nhóm khoa học trường Đại học Stanford, Mỹ nghiên cứu trên 36 trẻ em độ tuổi từ 7 đến 12, một nửa trong số đó được chẩn đoán bị tự kỷ. Tất cả người tham gia có chỉ số thông minh và kỹ năng đọc bình thường, nhưng nhóm bị tự kỷ làm tốt hơn trên các bài kiểm tra toán.
Khi phỏng vấn các em về cách giải quyết vấn đề toán học, chuyên gia phát hiện, những đứa trẻ mắc chứng tự kỷ phân tích và chia vấn đề thành các phần nhỏ hơn, đưa ra kết quả nhanh chóng mà không cần đếm bằng ngón tay.
Sau khi sử dụng máy quét MRI chụp cộng hưởng từ não bộ của trẻ trong quá trình kiểm tra, kết quả cho thấy trẻ em mắc chứng tự kỷ sử dụng một phần não khác biệt để giải quyết vấn đề. Vùng vỏ não ở thùy chẩm và thùy thái dương sáng lên, đây là vùng não liên quan đến việc nhận dạng khuôn mặt và các đối tượng.
"Mô hình hoạt động của não trong khu vực đặc biệt này là cơ sở để các đứa trẻ tự kỷ phát triển kỹ năng chuyên môn trong khi giải quyết vấn đề toán học”, tác giả chính Teresa Luculano cho biết.
Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở phạm vi nhỏ, Teresa Luculano và các đồng nghiệp đang tìm hiểu sự khác biệt về khả năng học toán của trẻ mắc chứng tự kỷ trong một nhóm lớn hơn.
via khoahoc.com.vn - Đời sống - Y học - Cuộc sống - Rss - Các bài viết mới nhất http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/48607_Tre-tu-ky-thuong-hoc-gioi-toan.aspx
0 comments:
Đăng nhận xét