Kiến thức tổng hợp

Thứ Hai, 21 tháng 6, 2021

Miếng dán tiêm thuốc không đau Nanopatch

Thiết bị đưa thuốc vào cơ thể bằng công nghệ nano do các chuyên gia Đại học Queensland (Úc) phát triển sắp được Công ty Vaxxas bán ra thị trường hứa hẹn sẽ chấm dứt nỗi sợ tiêm chủng và chích thuốc của phần đông dân số. Công nghệ mới sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ tai nạn liên quan đến kim tiêm (gây ra khoảng 1,3 triệu ca tử vong mỗi năm).



Nanopatch bao gồm hơn 20.000 mũi kim siêu nhỏ được ép trên một miếng silicon cỡ 1cm2. Những mũi kim này nhỏ đến nỗi hệ thần kinh không thể phát hiện chúng đâm qua da, nên người dùng không cảm thấy đau đớn. Chúng có thể thâm nhập sâu dưới da, và bởi vì vắc-xin hoặc thuốc phủ lên các đầu kim, nên chúng được đưa trực tiếp đến các tế bào miễn dịch dưới da. Các chuyên gia cho biết các tế bào miễn dịch dưới da sẽ cho phép vắc-xin phát huy phản ứng mạnh hơn so với vắc-xin được tiêm vào cơ theo cách bình thường.

Song song đó, các tế bào mạnh hơn sẽ tiêu diệt vật liệu sinh học của vắc-xin – chính là các kháng nguyên của vi-rút gây bệnh. Những tế bào này sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết để kích hoạt các tế bào miễn dịch nhằm tạo ra tác dụng miễn dịch kéo dài.

Một trong những lợi ích lớn nhất của Nanopatch là nó không nhất thiết sử dụng vắc-xin lỏng. Bởi vì nó sử dụng vật liệu sinh học nên hoàn toàn khô ráo và không cần bảo quản trong môi trường lạnh, giúp tiết kiệm đáng kể công sức và chi phí bảo quản vắc-xin. Hơn thế nữa, Nanopatch còn làm giảm chi phí tiêm chủng. Tiến sĩ Mark Kendall cho biết bởi vì công nghệ này cần dùng ít kháng nguyên, nên: "một mũi vắc-xin có giá 10 USD có thể sẽ giảm còn 10 xu – điều này có ý nghĩa rất quan trọng với các nước đang phát triển".


@NguonTinViet.Com

Share:

Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2020

Sọc trên mình ngựa vằn được giải mã

@

Những đường kẻ sọc sẽ giúp bảo vệ ngựa vằn khỏi các loài động vật ăn thịt nhờ tạo ra ảo ảnh quang học.

Sau khi sử dụng mô hình máy tính nghiên cứu, các nhà khoa học từ trường đại học Queensland, Australia phát hiện ra sọc ngựa vằn có thể tạo ra ảo ảnh quang học khi con vật di chuyển, giúp nó tránh khỏi sự tấn công của nhiều loại động vật ăn thịt và côn trùng sống ký sinh. Kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí Zoology.



Giới khoa học trước đó cho rằng, sọc ngựa vằn có chức năng truyền tín hiệu xã hội, ngụy trang vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn trong môi trường đồng cỏ.

Trong nghiên cứu lần này, giáo sư Johannes Zanker của Đại học London, Anh và đồng nghiệp xem xét quá trình ngựa vằn gây nhầm lẫn cho kẻ thù ăn thịt và động vật ký sinh dựa trên việc phân tích hình ảnh, các đoạn băng video.

Kết quả cho thấy, khi ngựa vằn di chuyển sẽ tạo ra cảm nhận thông tin sai lệch cho người xem. Con người và nhiều loài động vật khác có hệ thần kinh phát hiện chuyển động dựa trên đường nét vật thể nên dễ bị hiểu nhầm, đánh giá sai chuyển động của con vật. Ví dụ, khi quay bánh xe cùng chiều kim đồng hồ đạt đến một tốc độ nào đó, con người có cảm giác bánh xe quay theo chiều ngược lại.

Các sọc chéo rộng bên hông, đường kẻ sọc hẹp trên lưng và cổ ngựa vằn gây ra ảo giác cho người xem khi con vật di chuyển, đặc biệt trong một đàn ngựa vằn lớn. Điều này giúp đánh lạc hướng động vật ăn thịt, làm sai lệch quá trình tiếp cận của động vật ký sinh”, Martin, tiến sĩ tại Đại học Queensland, Australia nói.

Ông cũng cho biết thêm: “Kết quả thu được có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu khuôn mẫu ở động vật, rất nhiều loài cá trinh nữ hay rắn cũng sử dụng màu sắc cơ thể để lẩn trốn. Con người có thể áp dụng vào để ngụy trang tàu chiến hoặc dàn trận trên quy mô lớn”.

%3Cbr%3E%3Cbr%3Evia%20khoahoc.com.vn - Khám phá - Thế giới động vật - Rss - Các bài viết mới nhất%20http://www.khoahoc.com.vn/khampha/the-gioi-dong-vat/51127_Soc-tren-minh-ngua-van-duoc-giai-ma.aspx">
Share:

Thứ Tư, 8 tháng 7, 2020

Phát hiện thêm nhiều lợi ích sức khỏe của nho khô


Nhiều người cho rằng nho khô có thể gây sâu răng do nó chứa nhiều đường và hay dính chặt vào răng. Tuy nhiên, một nghiên cứu công bố trên tạp chí Khoa học Thực phẩm (Mỹ) mới đây cho thấy nho khô không chỉ chống sâu răng mà còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. @NguonTinViet.Com 


 

Theo các chuyên gia, nho khô không dính vào răng đủ lâu để có thể gây sâu răng, mà trái lại nó có thể giúp loại bỏ các mẩu thực phẩm kẹt trong răng. Đặc biệt, nho khô được phát hiện có khả năng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim.

Dựa trên một đánh giá toàn diện của gần 80 nghiên cứu, các chuyên gia phát hiện việc tiêu thụ nho khô có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường và bệnh tim, góp phần cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường và hữu ích trong nỗ lực giảm cân hoặc kiểm soát cân nặng.

Ngoài ra, tiêu thụ các sản phẩm từ nho cũng giúp có được thói quen ăn uống tốt hơn. Phân tích của Trung tâm khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe quốc gia Mỹ (NHANES) trong thời gian 5 năm cho thấy những người tiêu thụ nho tươi, nho khô hay nước ép nho nguyên chất có tổng lượng tiêu thụ trái cây khác, các loại rau củ sậm màu và những dưỡng chất quan trọng như chất xơ, vitamin A, C, canxi, magiê và kali nhiều hơn những người không tiêu thụ các sản phẩm từ nho. Mặt khác, những người dùng nho cũng tiêu thụ ít calorie, ăn ít chất béo, ngọt và dùng ít thức uống có cồn hơn nhóm đối chứng.



Share:

Thứ Năm, 25 tháng 6, 2020

Cách xử lý khi bị rết cắn

Rết là loài côn trùng độc hại, khi bị rết cắn có thể làm cho cơ thể người trúng độc và đôi khi dẫn đến tử vong. Sau đây xin cung cấp cho các bạn những cách điều trị và cách xử lý khi bị rết cắn.

Rết có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thận chí là hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau mỗi lần cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời



Một số trường hợp khi bị rết cắn

Trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây dị ứng da, sau đó hết liền.

Trường hợp 2: Sau khi bị rết cắn cơ thể nạn nhân cảm thấy chóng mặt, ù tai, thậm chí là nôn mửa và co giật. Điều này chứng tỏ độc tính đã ngấm sâu vào cơ thể và tình trạng rất nguy cấp.

Cách điều trị khi bị rết cắn

Đối với trường hợp 1: Rết cắn chỉ gây ra vết thương nhỏ, không có chất độc bơm vào cơ thể. Chúng ta có thể dung một ít dầu gió bôi vào vết thương là được.

Đối với trường hợp 2: Nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc.


Có nhiều loại thuốc để điều trị hiệu quả khi bị rết cắn. Người dân tộc Dao thường dùng 2 vị thuốc để bôi vào vết cắn, đó là: nước dãi của gà hoặc ốc (ốc trên cạn hay dưới nước đều dùng được).

Thực ra, gà vốn là tử thần của rết. Con gà có nhiều bí ẩn trong mối quan hệ với loài rết nói riêng, với vũ trụ và con người nói chung. Vai trò “sát thủ” quan trọng nhất của gà đối với con rết là nước dãi của nó. Nước dãi gà có thể vô hiệu hoá nọc độc của rết và tiêu hoá con rết thành thức ăn ngon cho gà. Vì vậy nước dãi của gà đã trở thành bài thuốc chữa rết cắn rất hiệu nghiệm.

Cách dùng bài thuốc

Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy vải, dây hay kiếm cái gì có thể buộc được để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) để hạn chế nọc rết truyền về tim. Sau đó tìm bắt ngay một con gà, dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai hay ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt. Nếu không có gà thì phải tìm loài ốc thay thế bởi giữa loài ốc và loài rết cũng có một mối liên quan bí ẩn.

Một số mẹo hay điều trị khi bị rết cắn

- Tỏi giã nát để đắp, rất nhanh hết đau nhức.

- Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.

- Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.

- Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.

- Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.

- Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.

- Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.

- Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.

- Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.

- Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.

Ông cha ta thường nói: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Như vậy, trong nhà nên dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao... để tránh rết làm tổ. Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn. Và đặc biệt, cần thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.


Share:

Thứ Năm, 18 tháng 6, 2020

Sinh viên tạo ra "ếch sát thủ" trong phòng thí nghiệm

@

Một nhóm sinh viên tại Anh vừa phối giống thành công một loài ếch nhỏ quý hiếm và có khả năng gây tử vong cho 10 người bằng chất độc.

Ếch phi tiêu là một nhóm loài ếch có nọc độc ở Trung Mỹ và Nam Mỹ. Với chiều dài cơ thể vỏn vẹn 25mm, chúng sống trong các khu rừng nhiệt đới và dùng chất độc để đối phó kẻ thù. Hiện nay, tình trạng phá rừng ở Nam Mỹ khiến tương lai của ếch phi tiêu tại đây trở nên bấp bênh. Để ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng của chúng, các chuyên gia về động vật của trường Cao đẳng Walford & North Shropshire tại Anh nảy ra ý tưởng giúp sinh viên phối giống ếch phi tiêu trong phòng thí nghiệm, Science Daily đưa tin.

Một con ếch phi tiêu. (Ảnh: Science Daily)

"Mặc dù ếch phi tiêu đẻ trứng nhiều lần, các học trò của tôi vẫn không thể biến trứng thành nòng nọc. Sau khi tìm hiểu các điều kiện môi trường cần thiết đối với hành vi sinh sản của ếch, chúng tôi điều chỉnh vài điều kiện trong phòng thí nghiệm", Simon Metcalfe, người chỉ đạo nghiên cứu phát biểu.
Đối tượng thí nghiệm của nhóm sinh viên là hai con ếch phi tiêu (một con đực và một con cái) mà một học sinh của trường tặng trước khi gia nhập quân đội.

Sau khi trứng được thụ tinh, nhóm sinh viên đặt trứng vào một ao. Họ duy trì nhiệt độ ở mức 27 độ C và chiếu tia cực tím xuống ao để mô phỏng môi trường tự nhiên của ếch phi tiêu. 12 tuần sau, trứng biến thành nòng nọc.

"Cuối cùng nỗ lực của chúng tôi đã được đền đáp. Những con ếch phi tiêu đầu tiên đã di chuyển từ nước lên đất", Metcalfe nói.

Mặc dù ếch phi tiêu có khả năng tiết chất độc, nhóm sinh viên không sợ chúng, bởi chúng chỉ có thể tiết chất độc sau khi ăn một số vỏ cây độc và côn trùng.


Share:

Thứ Ba, 16 tháng 6, 2020

Tìm thấy protein phát sáng trong lươn

@

Một loài lươn nước ngọt, thường xuất hiện trong các món sushi của người Nhật, là động vật xương sống đầu tiên được phát hiện sở hữu protein huỳnh quang tự nhiên.

Báo cáo đăng trên chuyên san Cell đã mô tả cái mà Viện Khoa học Não Riken (Nhật Bản) gọi là UnaG, tức protein đầu tiên phát sáng trong bóng tối từng được tìm thấy ở một động vật có xương sống.


Lươn Anguilla japonica là món ăn ưa thích của người Nhật - (Ảnh: noodlies)

Loài lươn trên, tên khoa học là Anguilla japonica, được sinh ra trong môi trường biển. Khi còn là trứng và ấu trùng, lươn nương theo các dòng chảy vào các con sông, hồ và cửa sông ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và Việt Nam, nơi chúng sinh sống trước khi quay về biển cả để đẻ trứng.

Các chuyên gia bày tỏ sự ngạc nhiên khi phát hiện UnaG, protein kết nối a xít béo, phát sáng khi được kích hoạt bằng bilirubin, một sản phẩm hóa học của các phân tử trong máu.

Nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản cũng tìm thấy protein trên trong các giống lươn ở Mỹ và châu Âu.

Kiến thức tổng hợp

Share:

Chủ Nhật, 14 tháng 6, 2020

Có thể sản xuất 31 triệu tấn dầu sinh học từ rơm rạ

Việt Nam có thể sản xuất được 31 triệu tấn dầu sinh học (bio oil)/năm từ rơm rạ - một trong những phụ phế phẩm của sản xuất nông nghiệp hiện vẫn chủ yếu được nhà nông đốt bỏ sau thu hoạch.



Đây là kết luận được nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Dầu khí Việt Nam và Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh công bố tại Hội nghị Khoa học Công nghệ ngành Dầu khí vừa qua.

Theo kết quả khảo sát quá trình nhiệt phân nhanh rơm rạ, ở điều kiện nhiệt độ phản ứng 500oC, lưu lượng khí 6 lít/phút và kích thước nguyên liệu rơm rạ dưới 2mm, hiệu suất bio oil cao nhất là 52,76%/kl. So với tiêu chuẩn chất lượng nhiên liệu sinh học lỏng nhiệt phân loại G dùng cho lò đốt công nghiệp tại Mỹ ban hành năm 2012, dầu sinh học đi từ rơm rạ theo phương pháp nhiệt phân nhanh này đáp ứng tiêu chuẩn.

Với hiệu suất thu hồi lỏng dầu sinh học, nguồn nguyên liệu rơm rạ từ sản xuất nông nghiệp của Việt Nam có thể sản xuất được 31 triệu tấn bio oil/năm phục vụ làm nhiên liệu thay thế cũng như có thể nâng cấp để sản xuất xăng, dầu diezel trong tương lai gần.

Cùng với nguyên liệu rơm rạ, các nhà khoa học cũng thực hiện nhiệt phân nhanh các phụ phẩm nông nghiệp khác như bã mía, lõi ngô, trấu và cũng thu được các kết quả khả quan tương tự.

Theo các nhà khoa học, hoạt động sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam hàng năm loại bỏ khoảng 62 triệu tấn sinh khối (rơm rạ, bã mía, lõi ngô). Vì vậy, việc nhiệt phân nhanh các nguyên liệu sinh khối không những cho sản phẩm dầu sinh học, nhiên liệu và hóa chất thay thế các nguyên liệu truyền thống mà còn góp phần bảo vệ môi trường, hạn chế việc đốt bỏ rơm rạ, bã mía gây ô nhiễm không khí, đồng thời tạo ra các hiện tượng khói mù sau khi thu hoạch mùa vụ như hiện nay.



Đăng ký: Bài đăng (Atom)
Share:

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2020

Rùa có thể tự chọn giới tính từ trong trứng


Các nhà nghiên cứu phát hiện, rùa con biết dịch chuyển trong trứng để hạ hoặc tăng nhiệt độ, một kỹ năng có thể giúp chúng tự chọn giới tính cho mình.

 


Nghiên cứu mới là bằng chứng đầu tiên cho thấy rùa trong bào thai cố ý điều chỉnh nhiệt độ của chúng. Khả năng này vốn đã vô cùng quan trọng đối với rùa con và rùa trưởng thành.

Do là động vật máu lạnh nên rùa luôn phải dựa vào các nguồn nhiệt bên ngoài để duy trì nhiệt độ cơ thể của chúng. Các con rùa thường phải di chuyển từ những nơi mát lạnh sang những nơi ấm nóng hơn để duy trì sự cân bằng nhiệt cho cơ thể.

Năm 2011, một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences phát hiện, các bào thai của rùa mai mềm Trung Quốc, danh pháp khoa học là Pelodiscus sinensis, đã dịch chuyển tới vùng đất được mặt trời sưởi ấm khi vẫn còn trú ngụ trong trứng. Tuy nhiên, giới khoa học từng không rõ liệu các bào thai rùa di chuyển về nơi ấm áp nhất trong trứng do chúng đang nỗ lực điều chỉnh nhiệt độ của mình hay đơn giản là bị trôi nổi thụ động theo một dạng động lực học nào đó của chất lỏng bên trong trứng.


Theo các nhà nghiên cứu, rùa có thể tự chọn giới tính của mình khi còn là bào thai trong trứng. (Ảnh minh họa: Word Press)

Để tìm ra câu trả lời, nhà sinh vật học Wei Guo Du thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và các cộng sự đã cho ấp 125 trứng rùa Chinemys reevesii theo nhiều nhóm khác nhau với các nguồn nhiệt sưởi nóng từ 26 - 33 độ C. Ở nhiệt độ cao hơn, các bào thai rùa khó có khả năng sống sót.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng ánh sáng chói lòa để rọi bóng các bào thai đang phát triển để đo vị trí của chúng bên trong trứng. Sau 10 ngày phát triển, một nửa số trứng được tiêm thuốc làm hỏng, nhưng vẫn được để cạnh nguồn nhiệt để xác định liệu bất kỳ cử động nào quan sát được là chủ động hay thụ động.

Kết quả đo đạc cho thấy, các bào thai rùa còn sống sẽ dịch chuyển về phía nguồn nhiệt khi vỏ trứng được sưởi ấm tới 29 - 30 độ C. Tuy nhiên, khi vỏ trứng trở nên nóng hơn, các bào thai rùa sẽ dịch chuyển ra xa nguồn nhiệt. Trong khi đó, các bào thai rùa chết không dịch chuyển, ám chỉ rằng rùa khi còn trong trứng đã chủ động có những điều chỉnh nhằm cân bằng nhiệt độ.

Phát hiện trên vô cùng thú vị, vì theo nhóm nghiên cứu của ông Du, giới tính của mỗi con rùa Chinemys reevesii do nhiệt độ của trứng trong thời kỳ phát triển quyết định.

Trước đây, các nhà khoa học từng tin rằng, lựa chọn nơi làm tổ của rùa mẹ là yếu tố duy nhất quyết định nhiệt độ phát triển của trứng. Dẫu vậy, nghiên cứu mới cho thấy rằng, rùa con có khả năng tự "chọn" giới tính cho nó bằng cách di chuyển tới nơi mát hơn hoặc ấm hơn của trứng.

Rùa không phải là ví dụ duy nhất về bào thai chủ động bên trong trứng. Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature hồi tháng 4 cũng hé lộ rằng, khủng long con đã biết đá và luồn lách trước khi được ấp nở. Một nghiên cứu khác hồi đầu năm nay trên tạp chí PLOS ONE cũng khám phá ra rằng, các bào thai của cá mập tre vằn nâu có thể cảm nhận điện trường của kẻ thù săn mồi và kích hoạt tình trạng đóng băng bên trong trứng của chúng.


Share:

Bài viết ngoài

Dịch

Nguon Tin Viet