Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc ĐH Yale đã chỉ ra, người hay mơ mộng thường sử dụng chính niềm tin ảo tưởng của mình để giải thích cho những gì họ thấy.
Các nghiên cứu mới đã chỉ ra, những người "mơ mộng giữa ban ngày" dễ có khả năng không phân biệt được chính xác giữa cảm giác và sự nhận thức. Họ thường dựa trên những suy nghĩ viển vông, không xác thực để giúp tinh thần thêm hưng phấn và giải thích cho những gì mình nhìn thấy. Ảo giác điển hình bao gồm những ý nghĩ mang tính viển vông, không có cơ sở, hoang tưởng hoặc suy nghĩ thổi phồng về bản thân.
Nhà thần kinh học Phil Corlett thuộc ĐH Yale ở New Haven, Connecticut cho biết, theo suy nghĩ truyền thống, nhiều người mơ mộng có xu hướng phát triển, sử dụng sự ảo tưởng để dự đoán những sự kiện xảy ra trong cuộc sống. Những ảo tưởng này thường xuất hiện và ghi đè lên các bằng chứng của giác quan.
Để kiểm tra ý tưởng này, các nhà nghiên cứu Đức và Thụy Điển đã tiến hành thí nghiệm về hành vi và kết quả thần kinh ở người khỏe mạnh nhưng hay "mơ giữa ban ngày".
Trong một cuộc thử nghiệm, các tính nguyện viên đã phải trả lời câu hỏi được thiết kế để đo lường niềm tin ảo tưởng. Những câu hỏi đó là: Bạn có bao giờ cảm thấy như thể mọi người đang đọc được tâm trí của bạn? Bạn có bao giờ cảm thấy bất an khi luôn lo lắng cho người chồng/vợ của mình có thể không chung thủy?... Kết quả cho thấy, những cá nhân bị ảo tưởng có nhận thức kém ổn định hơn, họ thường xuyên thay đổi ý kiến so với người bình thường.
Trong thử nghiệm thứ 2, các tình nguyện viên được yêu cầu đeo chiếc kính và quan sát các dấu chấm xuất hiện trên màn hình đi theo hướng như thế nào. Với những người bị ảo tưởng, họ cho rằng, chiếc kính đã khiến thay đổi tầm nhìn của họ, các dấu chấm rõ ràng không xoay theo một hướng cố định. Điều này chỉ ra, người ảo tưởng sử dụng chính niềm tin ảo tưởng của mình để giải thích cho những gì họ thấy.
Thử nghiệm thứ 3 được tiến hành tương tự với thử nghiệm thứ 2 nhưng các nhà khoa học đã quét não của người tham gia tình nguyện. Hình ảnh quét não cho thấy, khi những người này bị lừa là các dấu chấm quay các hướng khác nhau, bộ não của họ đã mã hóa ảo tưởng và chỉ đạo những dấu chấm di chuyển theo cách đó.
Nhà khoa học Corlett đã nói: "Nghiên cứu đã đưa ra một lời giải thích về mối quan hệ giữa niềm tin, nhận thức và lý do tại sao những người mắc bệnh ảo tưởng lại gặp thất bại". Tuy nhiên, những nghiên cứu này vẫn sẽ được các nhà khoa học tìm hiểu và hoàn thiện thêm.
via khoahoc.com.vn - Đời sống - Y học - Cuộc sống - Rss - Các bài viết mới nhất http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/48531_Phat-hien-ao-giac-o-nhung-nguoi-hay-mo-mong.aspx
0 comments:
Đăng nhận xét