Kiến thức tổng hợp

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Đột phá giúp phụ nữ không có tử cung sinh con

@NguonTinViet.Com


Đứa trẻ đầu tiên hình thành từ một tử cung hiến tặng có thể ra đời vào năm tới, sau khi 9 phụ nữ vô sinh được cấy ghép tử cung mới.


Theo các chuyên gia, 9 phụ nữ sinh ra không có tử cung hoặc bị cắt bỏ nó vì ung thư, đã được cấy ghép bộ phận này nhờ sự hiến tặng của những người họ hàng gần gũi. Họ sau đó sẽ trải qua quá trình thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) trong một thử nghiệm mang tính tiên phong ở Thụy Điển


Các tử cung mới sẽ không chỉ cho phép những phụ nữ trên được trải nghiệm việc mang bầu, mà còn giúp họ có con mang gene di truyền của chính mình. Đặc biệt, những người nhận bộ phận hiến tặng từ mẹ đẻ sẽ sử dụng tử cung từng nuôi dưỡng họ để dung chứa đứa con của mình.


Đột phá giúp phụ nữ không có tử cung sinh con

Các phụ nữ được cấy ghép tử cung sẽ trải qua quá trình thụ tinh nhân tạo với hy vọng sẽ thỏa mãn khao khát được sinh con của chính mình. (Ảnh: Word Press)


Các ca cấy ghép mang tính đột phá trên đang làm dấy lên hy vọng cho hàng triệu phụ nữ vô sinh trên khắp thế giới. Tuy nhiên, phương pháp này hiện cũng gây rất nhiều tranh cãi, do nó bao gồm cả việc trích lấy tử cung từ những người hiến tặng còn sống. Nhóm chuyên gia Thụy Điển rất ủng hộ phương pháp này vì bộ phận cấy ghép nhìn chung trong tình trạng tốt hơn và phù hợp hơn với hệ miễn dịch của người nhận.


Trong khi đó, một số chuyên gia trong cùng lĩnh vực phản đối việc đưa người hiến tặng nội tạng còn sống trải qua một cuộc đại phẫu thuật, khi việc đó không có tác dụng cứu mạng ai. Họ cho rằng, lựa chọn tốt nhất là sử dụng tử cung từ một người hiến tặng đã chết. Cách làm này sẽ cho phép các bác sĩ cấy ghép thêm mô và những mạch máu quan trọng, cần thiết cho việc mang thai.


Tiến sĩ Mats Brannstrom đến từ Đại học Gothenburg (Thụy Điển), người đã dành hơn một thập niên để hoàn chỉnh các kỹ thuật phẫu thuật phức tạp có liên quan, tuyên bố: "Đây là một dạng phẫu thuật mới". Ông cho biết thêm, những phụ nữ được cấy ghép tử cung hiện tiến triển tốt và sẽ sớm được thụ thai nhờ IVF, nhưng không có gì đảm bảo họ sẽ thành công.


Richard Smith, người đứng đầu quỹ từ thiện cấy ghép tử cung Anh, mô tả đột phá của người Thụy Điển "rất đáng kinh ngạc" và sự ra đời thành công của một đứa trẻ nhờ phương pháp này sẽ củng cố các dự án tương tự khắp thế giới. Bất kỳ đứa trẻ nào hình thành từ phương pháp này nhiều khả năng sẽ chào đời bằng đẻ mổ và tử cung cấy ghép sẽ được cắt bỏ sau một hoặc 2 lần mang thai.


Những phụ nữ nhận tử cung mới hiện đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch mạnh, nhưng lo lắng lớn nhất của các chuyên gia là liệu tử cung cấp ghép có chống chịu được những căng thẳng của quá trình mang thai, khi từ cung sẽ phình đại từ kích cỡ của một quả lê tới kích cỡ của một quả dưa hấu.


Ca cấy ghép tử cung đầu tiên trên thế giới đã diễn ra ở Arập Xêút vào năm 2000. Tuy nhiên, cơ thể của người phụ nữ đã chối bỏ bộ phận hiến tặng sau 4 tháng. Năm 2011, các bác sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một ca cấy ghép thành công, nhưng bệnh nhân Derya Sert đã bị sảy thai hồi năm.







http://ift.tt/1hlOirx
Share:

0 comments:

Đăng nhận xét

Bài viết ngoài

Dịch

Bài Cũ

Nguon Tin Viet