Kiến thức tổng hợp

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Thuốc nói thật có tồn tại?

@NguonTinViet.Com


Một trong những thách thức lớn trong cuộc sống là không biết mọi người có đang nói thật hay không bởi con người hầu như có thể nói dối mọi lúc.


Có rất nhiều lời khuyên để nhận biết một người nói dối, chẳng hạn như những kẻ nói dối có xu hướng nhìn xa, rung chân hoặc chạm vào mũi khi nằm (còn gọi là hiệu ứng Pinocchio). Nhưng những điều này cũng chỉ mang tính tương đối.


Vì vậy, trong nhiều năm qua, các nhà khoa học nỗ lực để chế tạo "thuốc nói thật" - loại thuốc sẽ làm cho những tên tội phạm mở miệng và khai báo tất cả trong quá trình bị thẩm vấn. Trong số này, sodium thiopental (SDT) được xem là một ứng viên sáng giá, nhưng liệu loại thuốc này có mang lại hiệu quả thực sự?


Sodium thiopental


Một trong những loại thuốc lâu đời và nổi tiếng nhất là SDT - loại thuộc nhóm thuốc an thần được sử dụng rộng rãi trong những năm 1950-1960 để giúp mọi người ngủ ngon hơn. Mặc dù được tạo ra lần đầu tiên vào những năm 1930, nhưng cảnh sát và quân đội một số quốc gia vẫn sử dụng cho đến ngày nay.


Nhiều tuyên bố cho biết, SDT ban đầu được sử dụng như một chất gây mê, có thể làm cho mọi người nói ra sự thật. Nhưng sau đó, chúng không còn được sử dụng cho mục đích này nữa vì thuốc có khả năng gây nghiện nặng và thậm chí còn gây chết người. Diễn viên điện ảnh Marilyn Monroe nổi tiếng chết vì dùng quá liều thuốc an thần. Bác sĩ gây mê Austin Leach quyết định cho một bệnh nhân dùng một liều thấp SDT và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người này. Thông thường, các loại thuốc an thần sẽ làm chậm tốc độ gửi thông điệp qua não và tủy sống. Thuốc được sử dụng với liều càng cao, các thông tin càng khó vượt qua khoảng cách giữa các tế bào thần kinh. Toàn bộ quá trình suy nghĩ của con người sẽ chậm lại cho đến khi bạn đi vào giấc ngủ. Với SDT, điều này xảy ra thực sự rất nhanh chóng.


Mặc dù từng được sử dụng như một chất gây mê, bác sĩ Leach nhận thấy, khi bệnh nhân trong giai đoạn giữa ý thức và vô thức, họ trở nên hoạt bát hơn và không hề bị ức chế. Sau khi thuốc hết tác dụng, bệnh nhân quên những gì họ nói. Điều này khiến các bác sĩ cho rằng, SDT có thể hình thành cơ sở cho loại "thuốc nói thật" - một công cụ để thẩm vấn. Nhưng nó có thực sự hiệu quả?


Thuốc nói thật có tồn tại?

Một thử nghiệm "thuốc nói thật" tại Anh năm 1945. (Ảnh: BBC)


Đi tìm sự thật


Michael Mosley, một nhà báo khoa học, quyết định thử nghiệm ngay trên chính bản thân mình. Ông cố gắng duy trì viễn tưởng mình là Michael Mosley, một bác sĩ phẫu thuật tim nổi tiếng. Lúc đầu, ông được tiêm một liều lượng rất thấp. Ngay lập tức, ông cảm thấy vô cùng choáng váng và say.


Có câu ngạn ngữ, "Trong rượu có sự thật". Rượu là chất gây mê và gây ức chế một số trung tâm thần kinh, những khu vực như vỏ não, nơi sinh ra những suy nghĩ. Rượu làm giảm sự kiềm chế nhưng cũng làm chậm quá trình suy nghĩ, làm cho con người gặp khó khăn suy nghĩ rõ ràng. Trên lý thuyết, SDT hoạt động theo cách tương tự. Bởi vì nói dối thường khó khăn và phức tạp hơn nói thật, nếu ngăn chặn chức năng của vỏ não, bạn có xu hướng nói thật, đơn giản chỉ vì nó dễ dàng hơn.


Với liều thấp SDT, Mosley không thể nói dối một cách hiệu quả nhưng vẫn có thể nói dối. "Tôi là một bác sĩ mổ tim - ha ha ha - bác sĩ phẫu thuật tim, một bác sĩ phẫu thuật tim nổi tiếng thế giới", Mosley hét lên khi bác sĩ Leach hỏi ông làm nghề gì. "Ông có cho tôi biết ca phẫu thuật cuối cùng mà ông thực hiện được không?", bác sĩ Leach hỏi một cách lịch sự. "Đó là một ca phẫu thuật tim. Họ sống sót, yeah, tôi thật tuyệt vời", Mosley ứng biến.


Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi SDT được tăng liều? Mosley được tiêm thêm SDT và lần này, ông cảm thấy tỉnh táo hơn. Vì vậy, những gì xảy ra tiếp theo là điều bất ngờ hoàn toàn. Một lần nữa bác sĩ Leech hỏi tên và nghề nghiệp của Mosley. Ông không do dự mà trả lời ngay. "Tôi là một nhà sản xuất truyền hình. Vâng, điều hành, sản xuất cũng như trình bày, kết hợp cả 3 công việc". "Như vậy, ông chưa từng thực hiện ca phẫu thuật tim nào phải không?", bác sĩ Leech nhẹ nhàng hỏi. "Không có gì. Không có gì".


Sự thật đã rõ. SDT chỉ có khả năng làm sai lệch trí nhớ ngắn hạn. Không có một loại "thuốc nói thật" nào đáng tin cậy cả. Hoặc giả sử có loại đó, không ai nói ra điều này cả.







http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/49488_Thuoc-noi-that-co-ton-tai.aspx
Share:

0 comments:

Đăng nhận xét

Bài viết ngoài

Dịch

Bài Cũ

Nguon Tin Viet