Các chuyên gia da liễu cảnh báo, một chất hóa học được sử dụng trong hàng trăm sản phẩm làm đẹp phổ biến trên thế giới hiện là thủ phạm làm gia tăng ồ ạt những phản ứng dị ứng nguy hiểm.
Giới chuyên gia tuyên bố, các hãng sản xuất cần phải ngay lập tức loại bỏ chất bảo quản methylisothiazolinone (MI) khỏi mọi sản phẩm bôi hoặc xịt ngoài da. Theo họ, chất hóa học này có thể làm nổi mụn, u nhọt, bỏng giộp, ngứa mắt và sưng phù mặt.
Các bác sĩ da liễu đã trích dẫn trường hợp của một phụ nữ bị sưng phù đầu và mặt nghiêm trọng tới mức, họ e ngại cô sẽ gặp vấn đề về hô hấp được nếu không được chữa trị khẩn cấp. Trong một trường hợp khác, da của một du khách Anh đã viêm tấy đến mức cô phải vào điều trị trong một bệnh viện ở Tây Ban Nha trong 2 ngày cũng như cần phải uống thuốc steroid và thuốc kháng histamine để làm dịu phản ứng dị ứng.
Thống kê cho thấy, tình trang dị ứng với chất bảo quản MI trong nhiều sản phẩm làm đẹp phổ biến và được ưa chuộng hiện nay đã đến mức báo động. (Ảnh minh họa: womenvoices.org)
MI thực tế là chất bảo quản được tạo ra nhằm kéo dài hạn sử dụng của các sản phẩm làm đẹp, và không có bất kỳ tính năng hữu ích nào khác cho người dùng sản phẩm. Việc sử dụng hóa chất này trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm đã gia tăng rộng rãi kể từ năm 2005.
Các chuyên gia thống kê rằng, mức độ phản ứng dị ứng đối với MI hiện ở đang ở tình trạng báo động. Các bác sĩ da liễu kỳ vọng, phản ứng dị ứng đối với một sản phẩm làm đẹp chỉ vào khoảng 1 - 2 %, nhưng tỉ lệ này đối với MI đã lên tới hơn 10%.
Những lo ngại về MI đã được khắc họa trong số phát sóng mới nhất của chương trình Watchdog trên kênh BBC.
"Đại gia" mỹ phẩm Johnson & Johnson tuyên bố, họ rất quan tâm đến vấn đề trên và chuẩn bị loại bỏ chất bảo quản MI khỏi loại kem chống nắng ăn khách nhất của mình mang nhãn hiệu Piz Buin cũng như nhiều sản phẩm làm đẹp khác.
Hãng Molton Brown cũng đang làm việc tương tự. Trong khi đó, những thương hiệu lớn khác như Nivea, L’Oreal, Clarins và Sanctuary đang đối mặt với áp lực phải hành động, khi các bác sĩ khuyến cáo, phản ứng gây hại do tiếp xúc với MI đã hội đủ "một số thành tố gây dịch".
http://www.khoahoc.com.vn/doisong/yhoc/suc-khoe/49097_Nguy-co-di-ung-nghiem-trong-tu-my-pham-xin.aspx
0 comments:
Đăng nhận xét