Các nhà sinh vật học ở Mỹ cuối cùng đã tạo ra tế bào gốc của người với kỹ thuật giống như đã sử dụng để nhân bản vô tính cừu Dolly năm 1996.
Phương pháp mà các nhà khoa học sử dụng là: Cấy vật liệu gene từ một tế bào trưởng thành vào trứng đã bị loại bỏ DNA.
Kết quả thu được là các tế bào gốc phôi người, còn gọi là tế bào phép thuật có khả năng biến thành bất kỳ trong số 200 tế bào tạo nên một con người.
Thành tựu này có thể mở ra triển vọng lớn cho lĩnh vực y học tế bào gốc – lâu nay vẫn vấp phải nhiều trở ngại kỹ thuật và vấn đề đạo đức.
Cho đến nay, nguồn tế bào gốc của người là từ bào thai người, nên bị nhiều người chỉ trích ở khía cạnh đạo đức. Trong khi đó, kỹ thuật mà các nhà khoa học ở ĐH Khoa học & Y tế Oregon và Trung tâm nghiên cứu linh trưởng quốc gia Oregon sử dụng trứng chưa được thụ tinh của người.
Xác nhồi bông của cừu Dolly đang được trưng bày tại bảo tàng quốc gia Scotland |
Thôi lấy bào thai người có thể thúc đẩy quá trình sử dụng tế bào gốc để thay thế các tế bào bị tổn thương hoặc bị hỏng ở người bị bệnh tim, bệnh Parkinson, đa xơ cứng, tổn thương cột sống và nhiều bệnh nan y khác.
Tuy nhiên, thành tựu này cũng dẫn tới khả năng con người được nhân bản vô tính, hoặc tạo ra bản sao của cá nhân đang sống nào đó.
Thậm chí trước khi kết quả nghiên cứu được xuất bản, tổ chức giám sát Cảnh báo Di truyền trên người ở Anh đã phản đối nghiên cứu: “Các nhà khoa học cuối cùng có thế tạo ra đứa trẻ nhân bản vô tính bằng phương pháp tạo ra phôi người vô tính. Vì thế cần thiết phải đưa ra lệnh cấm nhân bản người quốc tế trước khi bất kỳ nghiên cứu như thế này diễn ra. Thật vô trách nhiệm khi xuất bản nghiên cứu như thế này”.
Ngược lại, nhiều nhà khoa học coi đây là thành công lớn. “Nghiên cứu này là thành công chưa từng có. Họ đã thành công trong khi nhiều nhóm, bao gồm cả chúng tôi, nhiều lần thất bại”, nhà sinh vật học tế bào gốc George Daley ở Viện Tế bào gốc Harvard nhận xét.
Nếu thành tựu của các nhà khoa học Oregon là đúng và có thể được các nhà khoa học khác lặp lại, thì đây là sẽ phương pháp thứ ba để tạo ra tế bào gốc phôi người.
0 comments:
Đăng nhận xét