Rượu đinh lăng là thức uống được các quý ông ưa chuộng, nhưng khi sử dụng rượu đinh lăng cần lưu ý những điều dưới đây.
Đinh
lăng là loại cây rất dễ kiếm ở Việt Nam. Từ lâu, đinh lăng được ví là
nhân sâm của người nghèo vì những tác dụng tuyệt vời với sức khoẻ. Vậy
lá đinh lăng và rượu đinh lăng có tác dụng gì? Nội dung bài viết dưới
đây sẽ giúp bạn có được câu trả lời.
Tác dụng của lá đinh lăng và rượu đinh lăng
Bài
viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của
BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, y học cổ truyền xem lá đinh lăng có tính
mát, vị hơi đắng, tác dụng tốt đối với việc giải độc, chống dị ứng,
chữa táo bón... Đối với Tây y, lá đinh lăng chứa những thành phần tốt
cho sức khỏe như:
- Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B1 rất tốt cho hệ tim mạch, thị lực và hệ thần kinh.
- Glucozit hỗ trợ tăng cường khả năng co bóp của tim và giảm thiểu lượng Na có trong tim.
- Alcaloid hỗ trợ giảm đau và gây tê hiệu quả.
- Flavonoid giúp ức chế chống lại các loại vi khuẩn có khả năng gây bệnh.
Còn
rễ đinh lăng vị ngọt, hơi đắng, tính mát, tác dụng bồi bổ khí huyết,
lưu thông khí thuyết, đả thông kinh mạch, trị đau lưng rất tốt.
Rễ đinh lăng vẫn thường được nhân dân ta ngâm rượu để uống.
Theo
bài viết của BS Vũ Duy Thành - Bệnh viện Đa khoa Nông Cống, Thanh Hóa,
rượu đinh lăng tác dụng phong tán hàn, thông kinh mạch, tiêu viêm, điều
trị đau lưng do phong hàn rất hiệu quả. Ngoài ra còn bồi bổ khí huyết,
tăng cường sức khỏe.
Rượu đinh lăng tốt cho sức khoẻ nhưng không được lạm dụng
Cách ngâm rượu đinh lăng
Nguyên liệu: 100g rễ đinh lăng. 100ml rượu trắng.
Cách
thực hiện: Rửa sạch rễ đinh lăng, sau đó thái thành miếng nhỏ. Chuẩn bị
binh thủy tinh rồi bỏ rễ đinh lăng vào ngâm rượu, uống trong khoảng 1
tuần.
Ngâm khoảng 2 tuần là uống được, ngày uống một cốc mắt trâu
(khoảng 40ml), không nên lạm dụng rượu gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Những điều cần lưu ý khi dùng đinh lăng
Theo
BS Thành, trong quá trình điều trị, bệnh nặng không thuyên giảm phải
được đi khám bác sĩ, thăm khám định kỳ theo dõi tình trạng sức khỏe.
Trong
rễ đinh lăng có saponin, nếu dùng quá nhiều có thể dẫn tới mệt mỏi,
tiêu chảy, nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt. Do đó, không nên lạm dụng bài
thuốc từ rễ cây đinh lăng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người suy giảm chức năng gan, thận không sử dụng rễ đinh lăng điều trị đau lưng.
Không sử dụng dược liệu cho người dễ bị dị ứng, quá mẫn với thành phần trong cây đinh lăng.
Trong
quá trình điều trị đau lưng cần dành thời gian để xương khớp phục hồi,
tránh khiêng vác nặng, không làm việc quá sức, tránh căng thẳng kéo dài,
tâm lý cần thoải mái; xây dựng chế độ ăn phù hợp, ăn nhiều can xi,
vitamin, khoáng chất, tránh xa thực phẩm nhiều dầu mỡ, tránh ăn quá mặn
hoặc quá ngọt.
Trong quá trình sử dụng rễ đinh lăng sắc uống hoặc
rễ đinh lăng phối hợp với thuốc đông y không nên ăn nhiều rau muống, củ
cải vì có thể làm giảm tác dụng bài thuốc.
Trên đây là những tác
dụng của rượu đinh lăng với sức khoẻ. Tuy nhiên các chuyên gia khuyên
không nên lạm dụng đinh lăng để chữa bệnh nếu chưa có sự tham khảo của
bác sĩ chuyên khoa.
THANH THANH
Hướng dẫn tải Adobe photoshop 2024
3 tuần trước